Ung thư phổi – căn bệnh xếp vị trí Á quân trong top các bệnh ung thư tại Việt Nam

Ngày đăng: 09/05/2020

Ung thư phổi – Top 2 căn bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam

Ung thư phổi chiếm 14,4% tổng số ca mắc bệnh ung thư của cả nước Và xuất sắc xếp vị trí á quân trong cuộc chiến các căn bệnh ung thư hoành hành tại Việt Nam. Trong khi ung thư gan leo lên giữ hạng xuất sắc nhất, đe dọa không biết bao nhiêu là người. Dưới đây là toàn bộ các thông tin mà bạn có thể muốn tìm hiểu về căn bệnh dễ dàng mắc phải này!

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi xảy ra khi các tế bào phổi tăng trưởng với một tốc độ nhanh bất thường, làm hình thành một khối u. Phổi giúp bạn thở và cung cấp oxy cho các phần còn lại của cơ thể. Theo WHO, ung thư phổi là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư.

Phân loại ung thư phổi

phân loại ung thư phổi

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): nghĩa là các tế bào ung thư nhìn khá nhỏ dưới kính hiển vi. Ung thư loại này khá hiếm, khoảng 1 trong 8 người bị ung thư phổi có bệnh ung thư tế bào nhỏ. Đây là loại ung thư phổi có thể phát triển nhanh chóng trên cơ thể người bệnh.
  • Ung thư phổi tế bào lớn (NSCLC): nghĩa là các tế bào ung thư có kích thước lớn hơn so với những tế bào ung thư trong ung thư phổi tế bào nhỏ. Nhiều người có loại ung thư phổi (khoảng 7 trong số 8 người). Loại này không phát triển nhanh như ung thư phổi tế bào nhỏ, do đó việc điều trị cho loại này khác với loại trên.

Nguyên nhân gây ung thư phổi

Những nguyên nhân chính có thể đẩy bạn đến nguy cơ ung thư phổi

  • Hút thuốc lá: Hiện nay, 90% bệnh nhân bị ung thư phổi bởi hút thuốc lá. 4% bệnh nhân do hít phải số lượng đáng kể khói thuốc hàng ngày.
  • Môi trường làm việc là yếu tố dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Các tác nhân từ môi trường gây ung thư phổi như: khói bụi, những người làm việc trong môi trường luyện thép, crom, niken, và khí than.
  • Tiếp xúc với tia phóng xạ: đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư khác nhau, trong đó có ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.

Triệu chứng của ung thư phổi

Cơn ho mới, mãn tính

Khi bạn ho, ung thư sẽ không phải là điều đầu tiên bạn nghĩ đến (cũng không nên như vậy). Vì đôi khi cảm lạnh và cảm cúm thông thường có thể tồn tại trong một vài tuần. Nhưng nếu bạn bị ho kéo dài trong hai đến ba tuần mà không do bất kỳ bệnh liên quan đến virus hoặc vi khuẩn nào. Thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám bác sĩ.

Đau ngực

Bất cứ cơn đau ngực dai dẳng nào cũng nên được kiểm tra. Và nếu bạn gặp phải những triệu chứng đặc trưng khác như áp lực ở ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Khàn giọng hoặc khò khè

Các vấn đề về hô hấp liên quan đến ung thư phổi không phải chỉ xuất hiện dưới dạng khó thở. Nó có thể xuất hiện như ở dạng khàn giọng hoặc khò khè. Nhận ra những triệu chứng nhỏ này có thể giúp bạn phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu. Tạo điều kiện cho việc chữa trị được thuận lợi nhất.

Ho ra máu

Một số bệnh nhân sẽ ho ra máu nếu khối u gần với phế quản. Nếu ho ra máu hay lượng nhỏ đờm màu nâu đỏ mà không giải thích được thì cũng phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư phổi

  • Đã hoặc đang hút thuốc trong thời gian dài;
  • Hít phải khói thuốc lá;
  • Có thành viên trong gia đình bị ung thư phổi;
  • Xạ trị cho các bệnh lý khác mà có thể ảnh hưởng đến vùng ngực;
  • Sử dụng bổ sung beta carotene hoặc nghiện thuốc nặng;
  • Tiếp xúc với khí ra-đông (radon) trong nhà hoặc nơi làm việc;
  • Sống trong môi trường ô nhiễm rác thải, nước, đặc biệt là không khí;
  • Có hệ thống miễn dịch yếu do di truyền hoặc do suy giảm miễn dịch ở người (HIV);
  • Sau khi tiếp xúc với các chất độc như amiăng, crom, niken, asen, muội hoặc hắc ín tại nơi làm việc;

Các giai đoạn phát triển của ung thư phổi

Giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ

Đươc chia thành các giai đoạn

  • Giai đoạn bị che lấp: khối u chưa được phát hiện trong phổi mà chỉ thấy trong đờm hoặc mẫu nước thông qua quá trình nội soi mà thôi.
  • Giai đoạn 0: Những tế bào ung thư Phổi dần dần được tìm thấy trong phổi nhưng chỉ là một phần nhỏ nằm ở trong cùng của lớp niêm mạc, khối u này không phải là ung thư lây lan.
  • Giai đoạn I: Những tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện ở phổi nhưng chưa lây lan được ra khu vực khác
  • Giai đoạn II: Những tế bào ung thư bắt đầu lây lan ra nhiều vị trí xung quanh phổi như thành ngực, màng phổi, hạch bạch huyết hay lớp màn bao quanh tim…
  • Giai đoạn III: Tế bào ung thư bắt đầu lây lan nhiều hơn ra các vị trí khác, cụ thể như ở lồng ngực giữa tim và phổi. Ung thư có nguy cơ lây lan sang cổ dưới.
  • Giai đoạn IV: Ung thư bắt đầu lây lan sang lá phổi còn lại hoặc một số bộ phận khác nằm trong cơ thể chúng ta, đến giai đoạn này, tế bào ung thư không thể bị loại bỏ bằng phẫu thuật nữa.

Ung thư phổi tế bào nhỏ

Được chia thành các giai đoạn:

  • Giai đoạn hạn chế: Là giai đoạn những tế bào ung thư được tìm thấy chỉ nằm trong một lá phổi và một số mô nằm xung quanh.
  • Giai đoạn mở rộng: Trong giai đoạn này, tế bào ung thư bắt đầu lan tràn và được tìm thấy ở nhiều nơi, ở lồng ngực bên ngoài phổi hoặc cũng có thể là ở những cơ quan khác nằm xa phổi hơn.

Biện pháp phòng trừ ung thư phổi

Bỏ hút thuốc lá

Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư phổi mà hầu hết mọi người đều biết. Kể cả hầu hết những người vẫn sử dụng nó mỗi ngày cũng đều biết. Nhưng đa số họ vẫn dửng dưng như thể mình hút một lượng vừa đủ thôi chưa đến mức bị ung thư.

Hút thuốc lá là nguyên nhân đầu tiên có thể dẫn đến ung thư phổi

Và họ không biết rằng tỉ lệ độc hại trong mỗi điếu thuốc đã ngày càng tích lũy trong cơ thể của mình. Người ta nói cách tốt nhất để ngăn ngừa căn bệnh ung thư phổi là bỏ hút thuốc. Bạn đã làm được chưa? Bỏ mỗi ngày, ngày một ít đến một thời điểm nào đó thì bạn sẽ hoàn toàn từ bỏ được thuốc lá.

Tránh các loại khí độc

Tiếp xúc với các khí thải từ các phương tiện giao thông có thể làm tổn hại đến cổ họng ADN, gia tăng nguy cơ bị mắc phải ung thư. Đó là lí do mà những người sống ở những thành phố đông đúc sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao gần như gấp đôi với những người sống ở nông thôn và những nơi ít xe cộ, thoáng đãng không khí và có nhiều cây xanh. Ngoài ra, những người hút thuốc lá “bị động” cũng sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Hạn chế uống bia, rượu

Cũng giống như thuốc lá, rượu và bia cũng là những nguyên nhân dẫn trực tiếp đến ung thư phổi. Không những chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn khiến nhiều bộ phận khác vạ lây như ruột, gan và cả vú. Nghiêm trọng hơn nếu kết hợp vừa uống rượu bia lại vừa hút thuốc thì giống như một quả bom công phá gấp 2 lần, thời gian chống cự trước khi phát bệnh của phổi sẽ bị rút ngắn hơn một cách đáng tuyệt vọng.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

Tập thể dục thể thao chính là phương thức tối ưu nhất cho bất cứ loại bệnh nào. Đặc biệt là đối với những căn bệnh hiểm nghèo cần phải ngăn ngừa như ung thư.

Tập thể dục sẽ giúp làm giảm hoóc môn cần thiết để các tế bào ung thư phát triển, ngăn ngừa triệt tiêu những mối nguy hại mà cơ thể lười vận động đã mang lại cho cơ thể.

TẠM KẾT

Trên đây là kiến thức về căn bệnh ung thư phổ biến thứ 2 tại Việt Nam, hy vọng giúp bạn có thêm kiến thức và nền tảng tốt về bệnh để ngăn ngừa bệnh. Bệnh có thể đến bất cứ lúc nào, bằng bất cứ lý do gì, thậm chí là không có lý do gì cả. Hãy là người thông minh, phòng bệnh và chữa bệnh với 1.000đ/ngày với gói bảo hiểm K-CARE

Có thể bạn cần xem chi tiết về gói bảo hiểm ung thư K-care: vui lòng bấm link

Tư vấn 24/7: 086.919.6899

Các bài viết liên quan

Kiến thức về ung thư dạ dày

Kiến thức về ung thư vú

Xem thêm  Tại sao gọi là Chủ Nhật mà không là thứ 8, chủ nhật này bạn làm gì?

TIN LIÊN QUAN