Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm, khách hàng có nhận đủ quyền lợi

Ngày đăng: 12/12/2019

Thế quyền trong bảo hiểm là gì?

Thế quyền trong bảo hiểm là một khái niệm không phải ai mua bảo hiểm cũng biết. Vì lý do không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.Nhưng nếu hiểu kỹ một chút thì khách hàng sẽ giải đáp phần nào thắc mắc tại sao các công ty bảo hiểm đưa ra các gói bảo hiểm phí thấp nhưng quyền lợi bảo hiểm của khách hàng nhận được khi xảy ra rủi ro cao như vậy.

Khái niệm về thế quyền trong bảo hiểm 

thế quyền trong bảo hiểm

Thế quyền trong bảo hiểm là nguyên tắc mà người bảo hiểm (công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm) sau khi bồi thường rủi ro xảy ra cho người được bảo hiểm (người đứng tên được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm) có quyền được thay mặt người được bảo hiểm để đòi bên thứ 3 chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người được bảo hiểm không có lỗi khi rủi ro xảy ra.

Ví dụ về thế quyền trong bảo hiểm

Một xe ô tô A tông vào ô tô B, ô tô A mua bảo hiểm vật chất xe bằng giá trị xe. Xe A phải sửa chữa, thay thế như ban đầu, được bảo hiểm bồi thường 50 triệu theo quyền lợi quy định. Trong biên bản công an xác nhận, lỗi do bên B 80% và bên A 20%. Lúc này, công ty bảo hiểm đã hoàn thành trách nhiệm đối với khách hàng có ô tô A. Công ty bảo hiểm có quyền thế quyền khách hàng có ô tô A để đòi lại chủ ô tô B phần chi phí tính theo tỷ lệ mắc lỗi của chủ ô tô B. Đây chính là nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm.

Lý giải thắc mắc của khách hàng khi mua bảo hiểm

Có một số khách hàng không tin vào những quyền lợi bảo hiểm trên hợp đồng nên cứ phân vân không biết với bao nhiêu phí bỏ ra, có thực sự nhận được quyền lợi như trong hợp đồng khi xảy ra rủi ro hay không?. Vì vậy, mới có bài viết này, để chứng tỏ các công ty bảo hiểm có những căn cứ nhất định để đưa ra quyền lợi cho khách hàng trong hợp đồng.

Bảo hiểm không phải bảo hộ tất cả những rủi ro của khách hàng với chi phí 1 đồng nhận về quyền lợi 100 đồng, có khi đến 1000 đồng bằng chính quỹ tài chính của công ty. Thực chất, công ty bảo hiểm là “chỗ dựa” cho khách hàng trong những tình huống rủi ro không lường trước bằng tài chính công ty và bằng chính cả công bằng mà khách hàng nên nhận được.

Có nghĩa là, trong một số trường hợp, công ty bảo hiểm sử dụng nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm để thay khách hàng đòi lại phần quyền lợi mà khách hàng xứng đáng nhận được khi không có lỗi của khách hàng và bên thứ 3 có lỗi được xác định.

Từ nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm, hiểu rõ hơn về tính chất của bảo hiểm

Tính chất của bảo hiểm chính là bảo vệ rủi ro không biết trước của khách hàng chứ không phải là kiếm lời từ phí bảo hiểm mà khách hàng đóng để hoàn thành hợp đồng bảo hiểm

Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, khách hàng không được nhận lại phần hoàn trả chi phí khi không có sự cố xảy ra phát sinh bồi thường bảo hiểm. Vì thực chất, số tiền phí bảo hiểm này như một phần bồi thường cho người kém may mắn gặp rủi ro cùng mua bảo hiểm như khách hàng đó.

mỗi người bỏ một đồng và nhận lại vài trăm đồng trong cùng 1 túi – đó chính là bảo hiểm

Thực chất, số tiền phí bảo hiểm mà khách hàng đóng được hình dung sẽ được bỏ trong một chiếc túi lớn tạo thành từ tất cả phí bảo hiểm của tất cả khách hàng mua bảo hiểm. Từ đó, số tiền trong túi này là của chung, nếu bạn gặp rủi ro, số tiền trong túi lớn này sẽ được lấy ra, chi trả cho bạn. Nếu bạn cứ may mắn và mạnh khỏe, số tiền trong túi lớn này sẽ dành cho người gặp phải rủi ro.

Hy vọng bài viết trên đây giúp khách hàng hiểu hơn về nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm và cả những thắc mắc liệu rằng các công ty bảo hiểm có chi trả quyền lợi bảo hiểm như trong hợp đồng bảo hiểm khi có sự cố phát sinh hay không?

Tham khảo thêm Hồ sơ bồi thường bảo hiểm ô tô

Đừng bảo rằng bạn không cần xã hội, vì thực chất tương lai ngày mai là một ẩn số. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Tham khảo và đăng ký qua website: paa.vn

Hotline liên hệ: 086.919.6899

Xem thêm  9 tình huống không được tiền bồi thường từ bảo hiểm tai nạn cá nhân

TIN LIÊN QUAN